8 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ ETHIOPIA MÀ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

21/09/2023

VÉN MÀN NHỮNG ĐIỀU KỲ LẠ VỀ QUỐC GIA ETHIOPIA 

Ethiopia là một quốc gia xinh đẹp được thiên nhiên ưu ái và được gọi là “viên ngọc ngủ quên” của Châu Phi. Thế nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, đây vẫn là một quốc gia kém phát triển với tình trạng nghèo đói triền miền. Nếu ta nhìn rộng ra, Ethiopia là một quốc gia đáng để khám phá cả về lịch sử, thiên nhiên, con người,… tất cả tạo nên một Ethiopia thật khác, đầy mê hoặc, độc đáo và đa dạng.

Ethiopia, có tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia, là một quốc gia nằm ở phía đông bắc châu Phi. Đây là một quốc gia đa dạng về văn hóa, lịch sử và địa lý, với một lịch sử lâu đời và phong phú. Ethiopia nằm trên cao nguyên đá với địa hình đa dạng, bao gồm dãy núi, hồ, thung lũng và sa mạc. Nó cũng có nhiều dãy núi, trong đó có núi Simien, một di sản thế giới được UNESCO công nhận. Dưới đây là một số sự thật thú vị về Ethiopia

1. DÂN SỐ

ETHIOPIA LÀ QUỐC GIA ĐÔNG DÂN THỨ HAI Ở CHÂU PHI VỚI DÂN SỐ ƯỚC TÍNH 126,5 TRIỆU NGƯỜI (2023)

Ethiopia có một tỷ lệ tăng trưởng dân số nhanh, với mức gia tăng đáng kể trong thập kỷ gần đây. Dù có sự thay đổi tích cực nhưng đây vẫn là quốc gia đông dân thứ hai tại Châu Phi. Các yếu tố như tỷ lệ sinh cao và giảm tỷ lệ tử vong trẻ em đã đóng góp vào tăng trưởng dân số mạnh mẽ. Tỷ lệ sinh tại Ethiopia đã giảm từng bước trong thập kỷ qua, nhưng vẫn ở mức khá cao, ước tính khoảng 4,3 đứa trẻ trung bình cho mỗi phụ nữ vào năm 2021. Vài năm trở lại đây, chính phủ Ethiopia đã đang thực hiện các chương trình để giảm tỷ lệ sinh và tăng nhận thức về hình thức hợp lý hóa gia đình.

 

2. LỊCH SỬ

Có thể bạn chưa biết, Ethiopia là một trong hai quốc gia duy nhất ở Châu Phi chưa từng bị người châu Âu xâm chiếm. 

Từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1914, hầu hết lãnh thổ châu Phi rơi vào tay các quốc gia châu Âu trong quá trình tranh chấp được gọi là “Scramble for Africa” (Tranh giành châu Phi). Tuy nhiên, theo SCMP, Ethiopia được xếp vào nhóm “chưa bao giờ là thuộc địa” mặc dù có thời gian ngắn bị Italy chiếm đóng (từ năm 1936 đến 1941) bởi ngay cả khi bị chiếm đóng, không cơ sở hạ tầng thuộc địa nào được phát triển lâu dài ở quốc gia này.

 

3. NGÔN NGỮ

Ethiopia là một trong những quốc gia có ngôn ngữ đa dạng nhất ở Châu Phi. Dưới đây là một số ngôn ngữ chính tại Ethiopia:
1. Amharic: Amharic là ngôn ngữ chính thức và phổ biến nhất ở Ethiopia. Nó được sử dụng trong hệ thống giáo dục, chính trị, và truyền thông quốc gia. Amharic cũng là ngôn ngữ của dân tộc Amhara, một trong các dân tộc lớn tại Ethiopia.
2. Oromo: Oromo là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất ở Ethiopia. Dân tộc Oromo chiếm một tỷ lệ lớn trong dân số quốc gia, và ngôn ngữ Oromo được sử dụng rộng rãi ở các khu vực nơi họ cư trú.
3. Tigrinya: Tigrinya là ngôn ngữ chính thức ở tiểu bang Tigray và Eritrea. Tigrinya cũng được sử dụng ở một số khu vực khác của Ethiopia, và nó là một trong những ngôn ngữ phổ biến tại thành phố Addis Ababa.
4. Somali: Ngôn ngữ Somali được sử dụng bởi dân tộc Somali, đặc biệt là ở các vùng phía đông và nam của Ethiopia, gần biên giới với Somalia.
5. Afar: Afar là ngôn ngữ chính thức ở tiểu bang Afar và cũng được sử dụng tại một số khu vực ở Ethiopia.
6. Gedeo: Gedeo là một ngôn ngữ phổ biến ở tiểu bang Gedeo và khu vực xung quanh, nằm ở phía nam Ethiopia.
7. Sidamo: Sidamo là một ngôn ngữ được sử dụng ở tiểu bang Sidama và một số khu vực lân cận.
Ngoài ra, còn nhiều ngôn ngữ và phương ngữ khác được sử dụng trong các cộng đồng dân tộc và vùng lãnh thổ khác nhau tại Ethiopia. Việc sử dụng nhiều ngôn ngữ và ngôn ngữ phụ thuộc vào ngữ cảnh và khu vực cụ thể. Ethiopia có một nền văn hóa đa dạng với nhiều ngôn ngữ và nền văn hóa khác nhau, làm cho quốc gia này trở thành một mô hình đa văn hóa ấn tượng. 

4. LỊCH 13 THÁNG

Ethiopia là quốc gia sử dụng lịch 13 tháng và lịch của họ khác với lịch Gregorius được hầu hết các quốc gia trên toàn cầu áp dụng

Lịch Ethiopia có 12 tháng 30 ngày, gần giống với lịch Gregorian (lịch dương) mà chúng ta đang sử dụng. Nhưng có một sự khác biệt nhỏ đó là họ có tháng thứ 13 (chỉ có năm đến sáu ngày). Những ngày phụ này được gọi là ngày “epagomenal”, về cơ bản đây chính là ngày nhuận. Những ngày bổ sung này đảm bảo rằng lịch tuân theo các mùa và các giai đoạn của Mặt Trăng. Việc bổ sung này đã dẫn đến sự khác biệt lớn về lịch của Ethiopia và lịch bình thường (chậm hơn chúng ta 7 năm). 

Người Ethiopia cũng tuân theo một hệ thống đồng hồ rất khác. Họ tuân theo đồng hồ 12 giờ, trái ngược với hệ thống thời gian 24 giờ mà phần còn lại của thế giới tuân theo. Trong khi hầu hết mọi người bắt đầu ngày vào lúc nửa đêm (0 giờ) thì người Ethiopia lại bắt đầu ngày mới vào lúc bình minh. Vì thế, khi thế giới đang ở lúc 7 giờ sáng thì ở quốc gia Châu Phi này sẽ là 1 giờ sáng theo giờ ban ngày đối với người Ethiopia. Vào lúc 12 giờ trưa thì ở Ethiopia sẽ là 6 giờ ban ngày (Cái này khá giống với Trung Quốc, Việt Nam và một số nước đồng văn khác thời phong kiến, sử dụng hệ thống tính theo 12 canh giờ, mỗi canh giờ sẽ tương ứng với 12 giờ, nhưng bắt đầu ngày mới sẽ được tính là giờ Tí, được bắt đầu lúc nửa đêm). Bất chấp các quy chuẩn tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống thời gian này tồn tại cho đến ngày nay.

 

5. VẬN ĐỘNG VIÊN GIÀNH HUY CHƯƠNG OLYMPIC ĐẦU TIÊN CỦA CHÂU PHI

6. NGUỒN GỐC XUẤT SỨ CỦA CÀ PHÊ

ETHIOPIA ĐƯỢC CHO LÀ NGUỒN GỐC XUẤT SỨ CỦA CÀ PHÊ. CỘT MỐC HẠT CÀ PHÊ ĐƯỢC PHÁT HIỆN BỞI MỘT NGƯỜI DU MỤC CHĂN DÊ – KALDI LÀ VÀO KHOẢNG NĂM 850 SAU CÔNG NGUYÊN
Trên tấm bản đồ cà phê thế giới, không thể không nhắc đến Ethiopia, nơi những ly cà phê đầu tiên được ra đời. Theo truyện dân gian Ethiopia kể lại, có một anh chàng chăn dê tên Kaldi người xứ Abyssinia (tên cũ của Ethiopia) trong một lần chăn dê đã phát hiện một loại quả màu đỏ, khi ăn vào bỗng thấy tỉnh táo lạ thường. Ngờ rằng có phép lạ, anh đã đem loại quả này đến thỉnh giáo một thầy tu gần đó, nhưng sau đó lại bị vứt vào lửa vì sợ rằng đây là trái cấm. Kỳ lạ thay, thức quả đỏ khi cháy xém lại có mùi thơm lạ thường, tựa như món quà của thượng đế. Anh chăn dê và thầy tu bèn thu lấy, giã nhỏ pha nước uống rồi đem chia cho mọi người. Và đó là lúc ly cà phê đầu tiên trên thế giới ra đời. ‘
Cây cà phê ở Ethiopia đã trở thành một phần trong văn hóa, tín ngưỡng của quốc gia này. Mỗi buổi sáng, người phụ nữ trong gia đình sẽ rang cà phê tươi trên một cái chảo đất sét cùng với hương liêu. Những hạt cà phê được rang, nghiền mịn và lọc kỹ rồi cho vào ấm đất nun truyền thống Jebena để đun sôi trên bếp. Sau đó, cà phê được dọn ba lần vào sáng, trưa, và chiều, mỗi lần có thể kéo dài đến 2-3 giờ. Vì thế, việc được mời một ly cà phê “nhà làm” trên đất Ethiopia có thể coi là một vinh dự của bất cứ vị khách nào.

7. NƠI TÌM THẤY MỘT TRONG NHỮNG HÓA THẠCH LÂU ĐỜI NHẤT 

Một hóa thạch Homo sapiens (Hóa thạch người tinh khôn) được các nhà khoa học phát hiện ra tại Ethiopia vào những năm 1960, vừa được được xác định ít nhất là khoảng 233.000 năm tuổi, già hơn 36.000 năm so với ước tính trước đó.

Bộ xương Omo I được tìm thấy vào năm 1967 tại Hệ tầng Omo Kibish ở tây nam Ethiopia. Đây là một địa điểm nằm trong một thung lũng ở Đông Phi, khu vực hay xảy ra các hoạt động của núi lửa. Vidal là một thành viên của dự án nghiên cứu nhằm tìm hiểu thời gian và lịch sử của những vụ phun trào rất lớn trong khe nứt Ethiopia từ 300.000 đến 60.000 năm trước, mà cô mô tả là một nghiên cứu hạn chế. Dữ liệu này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các mối liên hệ có thể có với sự tiến hóa của con người.’

8. NÓNG NHẤT TRÁI ĐẤT

Dallol nằm trong vùng lòng chảo sa mạc Danakil, một khu vực xa xôi hẻo lánh ở phía bắc Ẹthiopia, giáp với Eritrea. Đây là một nơi rất xa xôi và ít được khám phá nhất trên thế giới.

Bên cạnh lượng nhiệt do ánh nắng mặt trời thì Dallol còn chịu nhiệt từ lưu huỳnh nóng và hồ dung nham, làm cho nhiệt độ trung bình hàng năm ở đây luôn ở mức 34,4 độ C. Cũng vì thế mà quốc gia này là quốc gia sở hữu địa điểm nóng nhất trên trái đất.